Bất cứ thông tin gì cũng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt dù chưa được kiểm chứng, điều này cho thấy số đông vẫn rất cả tin, dễ dàng bị "dắt mũi" mà không hề hay biết.
Trong vài ngày trở lại đây, vô số người dùng Facebook cũng như fanpage Facebook tại Việt Nam bỗng rộ lên phong trào comment "BFF" để kiểm tra xem tài khoản của mình đã bị hack hay chưa. Tất cả bắt nguồn từ bức ảnh giả mạo này:
"Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, đã tạo ra từ "BFF" để đảm bảo rằng tài khoản Facebook của bạn được an toàn, hãy viết "BFF" vào phần bình luận.
Nếu nó hiện ra màu xanh, tài khoản của bạn an toàn.
Nếu không hiện ra màu xanh, hãy đổi mật khẩu ngay lập tức vì tài khoản của bạn đã bị ai đó hack".
Sau đó Facebook tràn lan comment "BFF":
Tiếp theo, tin tức hết sức vớ vẩn này được "Việt hóa" và được chia sẻ tràn lan bởi người dùng Facebook tại Việt Nam:
Đây là trường hợp điển hình của việc tạo ra thông tin giả dựa trên cơ sở của thông tin thật.
"BFF" thực chất được viết tắt từ "Best Friend Forever", Facebook cho phép nhận diện cụm viết tắt này để tạo thành biểu tượng tình bạn với màu xanh bắt mắt. Nếu comment mà không ra chữ xanh, có nghĩa là Facebook của người đó chưa cập nhật tính năng này chứ tuyệt đối không liên quan đến chuyện bị hack hay chưa.
Nếu muốn Facebook cá nhân được an toàn, hãy thực hiện đầy đủ bảo mật 2 lớp cũng như tránh xa mọi ứng dụng nhảm nhí. Mark Zuckerberg và Facebook vẫn đang tỏ ra bất lực với tin tức giả mạo, hãy là một người dùng mạng xã hội thông thái!
Theo GenK
" alt=""/>Comment 'BFF' để biết Facebook bị hack hay chưa là tin tức giả mạo- Thích ạ. Sau này em còn tính làm cascadeur đấy! Đi đóng mấy phim võ thuật hành động ạ
Nguyễn Văn Dương - học viên của trường IVS chia sẻ với tôi sau giờ học Vovinam trong một buổi chiều hè. Ít ai biết được Dương từng là một cậu nhóc nghiện game đến nỗi cày ngày cày đêm, học hành bết bát, sức khoẻ sa sút và chỉ biết đắm chìm trong thế giới ảo. Nguyễn Văn Dương sau 3 năm được rèn luyện trong kỉ luật nghiêm khắc của trường IVS đã trở thành một chàng trai nhanh nhẹn, khoẻ mạnh với đôi mắt sáng rực khi nói về tương lai và ước mơ của mình.
Ngôi trường dành cho học sinh cá biệt và nghiện game
Được thành lập từ năm 2009, Trường nội trú IVS thuộc viện nghiên cứu và phát triển võ Việt Nam và thể thao là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh cá biệt và nghiện game. Hiệu trưởng của trường, thầy Đặng Lê Anh chia sẻ: "Học sinh hiếu động, nghịch ngợm, ham chơi, lười học, đánh nhau chưa hẳn đã hư. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có môi trường và phương pháp giáo dục đào tạo thích hợp. Chính những học sinh này nếu định hướng đúng lại là những nhân tố có bước đột phá bất ngờ trong tư duy và hành động".
Trường IVS có lớp học văn hoá cho HS từ lớp 6 đến lớp 12
Ngoài giờ học, các em học sinh tập luyện võ thuật và thể thao
Trường IVS áp dụng phương pháp rèn luyện giáo dục học sinh theo nề nếp như trong quân đội. Mọi sinh hoạt, học tập của các học sinh tại đây đều phải đi vào khuôn phép, thực hiện đúng quy định nhà trường đã ban hành ra. Trường có đội ngũ quản sinh luôn ăn, ở cùng học sinh 24/24. Bên cạnh việc dạy văn hóa cho HS từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình của Bộ GD&ĐT, trường IVS còn có những lớp học chuyên sâu về thể thao và nghệ thuật.
Thầy Đặng Lê Anh cho biết: "Việc chấp hành kỷ luật quân đội, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể thao sẽ giúp HS khỏe mạnh dần; võ thuật giúp các em trở nên điềm tĩnh, trở thành tự giác. Phát triển các kỹ năng mềm sẽ giúp HS hình thành những thói quen mới tốt đẹp, bỏ dần thói quen cũ như lười biếng, thụ động, ỷ lại..."
Học sinh của trường là những học sinh cá biệt, nghiện game
Đặc biệt hệ thống các bài tập của võ Vovinam sẽ giúp các em học sinh tập thói quen vận động, tăng cường sức khoẻ và sự tập trung để quên dần những trò chơi game ảo. Sự thay đổi từ bên trong này sẽ tạo cho các em một niềm hứng thú học tập văn hoá và rèn luyện thể thao tốt hơn.
"Các em sẽ được học cách sống chủ động, chiến thắng bản thân, làm việc hiệu quả với những người xung quanh và bắt đầu biết định hướng cho tương lai" - Võ sĩ Vovinam của trường IVS - Phạm Văn Thân chia sẻ.
Trường IVS áp dụng phương pháp rèn luyện giáo dục học sinh theo nề nếp như trong quân đội
Ăn chung...
... sinh hoạt chung tại khu nội trú
Góc học tập ngăn nắp, gọn gàng
Vì không được sử dụng điện thoại nên phần lớn thời gian các em học sinh dùng để đọc sách hoặc...
xem tivi cùng bạn bè
Ước mơ bắt nguồn từ võ thuật
Bùi Khắc Cường - học viên của trường IVS đã được 3 năm nhớ về những ngày đầu tiên vào trường và những ngày đầu tiên tiếp xúc với võ thuật: "Sau một thời gian dài chỉ ngồi một chỗ chơi game thì việc vận động thực sự rất mệt và khó khăn nên em cũng thấy nản. Mấy ngày mới đi tập ngày nào cũng nhức mỏi hết cả người". Trong quá khứ, Khắc Cường từng chơi bời theo bạn xấu bỏ nhà đi nhiều tháng trời. Sau khi mẹ phải nhập viện vì bệnh tim thì Cường mới chịu trở về và đồng ý chịu vào trường IVS học.
Thời gian đầu, nhiều lần không chịu được kỉ luật của trường, cậu cũng có ý định trốn về nhưng nghĩ đến mẹ lại cố gắng rèn luyện, học tập. Cường tâm sự: "Khi quen dần với nề nếp mới, ăn ngủ đúng giờ nên em khoẻ mạnh và rắn rỏi, mập mạp hơn rất nhiều nên mẹ em mừng lắm". Cậu còn cho biết nhờ học võ Vovinam, cậu nhớ lại ước mơ còn bé của mình là thi vào ĐH An Ninh.
Võ thuật giúp nhiều cậu bé tìm thấy ước mơ của mình
Chăm chỉ luyện tập
"Những ngày tháng mải chơi nên em quên mất mình thích gì, đến khi vào đây học võ rồi mới nhớ ra là ngày xưa thích trường ĐH An Ninh lắm vì anh trai em cũng học ở trường này". Cường cho biết sau khi hoàn thành chương trình học ở trường IVS sẽ cố gắng thi vào trường ĐH An Ninh. Ngoài ra, cậu cũng mơ ước có thể luyện tập tốt hơn để sau này mở một lớp dạy võ Vovinam cho nhiều trẻ em khác.
Nguyễn Văn Dương - một học viên khác của trường khoe với tôi em cùng các bạn trong lớp vừa mới lọt vào trận chung kết của một gameshow về võ thuật trên truyền hình. "Bài biểu diễn của tụi em được khen nhiều lắm. Hôm bữa còn được đi Đà Nẵng để quay hình nữa đấy!". Dương kể thêm những anh chị bên ekip sản xuất chương trình đã gợi ý em có thể đi casting để tham gia làm cascadeur cho một số bộ phim võ thuật. "Trước bị bắt học võ thì em cũng học thôi nhưng bây giờ được đi thi rồi sắp được lên truyền hình thì cũng vui. Trước giờ em chưa nghĩ tương lai sẽ làm gì nhưng mà em sẽ đi thử vai xem thế nào".
Khi mới gặp các học viên của trường IVS, thoạt đầu người ta thường có chút lạ lẫm với những cô cậu học sinh mặt non choẹt nhưng đã kịp sắm cho mình 2-3 hình xăm to nhỏ khắp người. Tiếp xúc rồi mới thấy, các em đều là những đứa trẻ vui vẻ, dễ mến dù còn hiếu động, nghịch ngợm.
Đúng như trường IVS quan niệm "không có học trò hư chỉ có HS chưa được giáo dục đúng cách" - chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rồi đây, những đứa trẻ tưởng chừng đã mất cả tương lai sẽ tìm được đam mê và hướng đi riêng cho mình.
Theo GenK
" alt=""/>Ngôi trường giúp học sinh cai nghiện game Dota, Liên Minh Huyền Thoại bằng võ VovinamBình luận của phụ huynh xung quanh vụ 24 bộ đề thi Sử xuất hiện đáp án sai.
Cụ thể, với câu hỏi “thực dân Pháp đã hành động như thế nào khi quân Nhật tiến vào nước ta (T9/1940), con mình chọn đáp án “vừa chống Nhật vừa bắt tay với Pháp để đàn áp nhân dân ta” thì hệ thống báo về đáp án con mình chọn là sai.
Đáp án của hệ thống là “nhanh chóng đầu hàng, câu kết với Pháp để chia sẻ quyền thống trị”. Đáp án này thật vô lý, mình cũng có hỏi cô giáo của con thì nhận được câu trả lời là “đáp án của hệ thống là sai”.
" alt=""/>Đáp án sai trong đề thi Sử vào lớp 10 của Sở Giáo dục Hà Nội